Bệnh tim mạch là bệnh lý nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi nghề nghiệp, theo thống kê thì bệnh tim mạch đang ngày càng trẻ hóa, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới, có thể ước tính nhiều hơn bệnh ung thư. Vậy làm cách nào để nhận biết và cách phòng chống bệnh tim mạch? Sau đây, xin mời quý đọc giả cùng Dược sĩ Phạm Văn Quý của nhà thuốc Thân Thiện đi tìm hiểu các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh tim mạch để từ đó đưa ra các biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Bệnh Tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là tình trạng các rối loạn của tim và mạch máu, sự hoạt động của các mạch máu suy yếu dẫn đến giảm chức năng và hoạt động của tim. Bệnh tim mạch bao gồm các bệnh sau: Suy tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, …Bệnh tim mạch nhìn chung rất khó có thể điều trị dứt điểm, phải theo dõi tình trạng bệnh lâu dài và đặc biệt chí phí rất tốn kém.

Bệnh tim mạch có mấy loại

Nhìn chung, bệnh tim mạch thường gặp gồm có 7 loại sau đây

Bệnh mạch vành:

Đây có thể được coi là bệnh gây ra nguyên nhân tử vong cao nhất ở người cao tuổi. Vậy bệnh mạch vành là gì? Bệnh mạch vành là tình trạng tích tụ các choleserol lên động mạch và khiến động mạch bị hẹp hạn chế cung cấp oxy nuôi cơ thể, ngoài ra nó còn là sự tích tụ của các mảng xơ vữa. Khi các mảng xơ vữa tích tụ lớn dần nó sẽ làm cho tim của chúng ta suy yếu.

Bệnh động mạch vành ngoại biên:

Bệnh động mạch ngoại biên là do các mảng bám tích tụ trong các động mạch mang máu đến não, các mảng bám như chất béo, mô sợi tích tụ vào các cơ quan tứ chi lâu ngày nó cứng lại và là tác nhân ngăn cản dòng chảy của máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể.

Bệnh thiếu máu cơ tim:

Như chúng ta đã biết thì máu là chất nuôi cơ thể, cung cấp oxy và các chất cần thiết, khi mà lượng máu đến tim suy giảm hay còn gọi là thiếu máu cơ tim thì tim sẽ không nhận được lượng cung cấp oxy cần thiết cho hoạt động đi nuôi cơ thể, bệnh lý này có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng tử vong.

Bệnh Tim mạch là gì, Nguyên nhân, Biến chứng, Cách điều trị bệnh hiệu quả?
Bệnh Tim mạch là gì, Nguyên nhân, Biến chứng, Cách điều trị bệnh hiệu quả?

Bệnh van tim hậu thấp

Đây là bệnh tự miễn, bệnh này thường phát triển âm thầm, thường xảy ra những vùng nhiệt đới gió mùa, do nhiễm vi trùng Streptococus beta Hemolytique. Bệnh thường diễn ra ở phụ nữ trẻ sau viêm họng do liên cầu khuẩn. Triệu chứng thường gặp của bệnh là khó thở.

Bệnh viêm cơ tim

Bệnh lý thường xảy ra ở rất nhiều đối tượng, ngay cả trên những đối tượng khỏe mạnh. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này thường do các siêu vi trùng gây nên.

Suy tim

Đúng như tên gọi thì suy tim là tình trạng tim bị yếu và không thể thực hiện được chức năng bơm máu. Mà quá trình bơm máu là quá trình nuôi dưỡng cơ thể, khi tim suy yếu và không thực hiện được chức năng này cũng đồng thời với việc cơ thể thiếu oxy và cơ thể suy yếu. Do không cung cấp đủ lượng oxy nên ta có thể thấy triệu chứng điển hình nhất là khó thở và chóng mặt.

Rối loạn nhịp tim

Có thể nói rối loạn nhịp tim căn bệnh cực kì nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn tới đột tử nếu không được phát hiện kịp thời. Biểu hiện của bệnh lý này là tim đập nhanh bất thường, cảm giác ngực bị đè nén.

Nguyên nhân mắc bệnh tim mạch

Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch có rất nhiều, bên cạnh nguyên nhân do lối sống, ăn uống, sinh hoạt còn có thể do mắc yếu tố bẩm sinh. Quý vị có thể tham khảo những nguyên nhân dưới đây:

Hút thuốc

Sử dụng thuốc lá hằng ngày sẽ gây ra các bệnh lý cho cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch

Căng thẳng, stress:

Các căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày cũng sẽ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Do bẩm sinh

Cũng có một số nhỏ trong các trường hợp mắc bệnh tim mạch nguyên nhân do bẩm sinh, sinh ra đã mắc phải.

Tăng cholesterol máu:

Tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch.

Triệu chứng

Khó thở:

Lượng máu không cung cấp đủ, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, vì vậy 1 trong những triệu chứng thường gặp là khó thở. Triệu chứng sẽ tăng lên khi người bệnh làm việc gắng sức

Thường xuyên mệt mỏi:

Tình trạng thiếu máu lên tim, lên não dẫn đến bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi.

Cảm giác bị đè nặng ở ngực:

Người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, có cảm giác như có vật đè lên. Tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác.

Chóng mặt, ngất xỉu:

Lượng máu cung cấp lên não bị gián đoạn, sẽ dẫn đến tình trạng xây xẩm, chóng mặt và có thể ngất xỉu.

Ho dai dẳng, khò khè:

Dịch ứ lại ở phổi do tình trạng tim bơm máu không đủ khiến máu bị ứ lại.

Tác hại của bệnh tim mạch:

Bệnh xơ gan có thể gây nên 1 số tác hại, ảnh hưởng đến con người như là:

  • Mệt mỏi: Có thể nói hệ quả do bệnh tim mạch kể đến phải nói đến thể trạng mệt mỏi. Do lượng máu không cung cấp đủ để nuôi cơ thể.
  • Chán ăn, buồn nôn: Bệnh có ảnh hưởng đáng kể lên hệ tiêu hóa. Khả năng bơm máu, và cung cấp máu của tim giảm cũng ảnh hưởng đáng kể đến các bộ phận khác như ruột, gan, hệ tiêu hóa.
  • Khó thở: Do lượng máu từ tim bơm suy giảm dẫn đến tình trạng lượng cung cấp oxy không đủ, khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, thở dốc.

Biến chứng của bệnh Tim mạch

Các biến chứng của tim mạch vô cùng nguy hiểm, có thể kể đến các biến chứng như:

  • Thiếu máu: Thận có chức năng tiết ra erythropoietin kích thích tủy xương sản sinh ra hồng cầu. Khi thận bị ảnh hưởng cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu. Tình trạng thiếu máu kéo theo rất nhiều các chứng như: hoa mắt, chóng mặt thậm chí dẫn tới ngất xỉu.
  • Rối loạn chuyển hóa gây tiêu cơ: Bệnh nhân trở nên gầy gò ốm yếu, sút cân, do lượng máu tới các cơ quan suy giảm.
  • Tổn thương thận: Khi thận bị tổn thương dẫn đến phù nề chân, thận được biết đến với chức năng lọc và thải độc, tuy nhiên lượng máu cung cấp không đủ, thận sẽ không thể loại bỏ hết các chất độc ra khỏi máu, từ đó nước sẽ bị tích lại làm tăng thể tích tuần hoàn.

Chuẩn đoán bệnh Tim mạch

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và triệu chứng của quý vị gặp phải. Họ có thể sẽ cần bài kiểm tra sau:

  • Khám lâm sàng: để có thể phát hiện các triệu chứng về bệnh. Đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh như: Mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, …
  • Đặt ống thông tim: Bác sĩ sẽ dùng ống thông tim mỏng đưa vào tim thông qua các mạch máu, đặt ống thông tim có thể dùng để kiểm tra lưu lượng máu trong động mạch vành, huyết áp trong các buồng tim, lưu lượng máu.
  • Điện tâm đồ: Là đồ thị ghi lại những thay đổi của tim.
  • Đo điện tim: Để ghi lại các biến đổi dẫn truyền trong tim từ đó phát hiện ra các bệnh như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, …
  • Chụp cộng hưởng từ tim: Là phương pháp chuẩn đoán hình ảnh hiện đại, dựa trên cơ chế từ trường và sóng radio sẽ cho ra hình ảnh các lát cắt chi tiết của tim.
  • Chụp cắt lớp vi tính tim: Là chụp nhiều tia X – Quang theo nhiều lớp cắt ngang.

Cách điều trị bệnh

Điều trị bệnh trĩ bằng tây y

Tùy vào mức độ của bệnh mà các cách điều trị cũng sẽ khác nhau.

  • Bạn nên sử dụng một số loại thuốc kiểm soát bệnh tim tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân đang gặp phải.
  • Phẫu thuật tim: Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ có thể chọn các loại phẫu thuật phù hợp.
  • Thăm khám định kỳ, phát hiện càng sớm các liệu pháp điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn.
  • Cách tốt nhất là nên ăn uống, sinh hoạt lối sống lành mạch như: ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu, chăm tập luyện thể dục, thể thao, …

Điều trị viêm gan bằng đông y

Điều trị bệnh tim mạch bằng đông y có thể uống thuốc, có rất nhiều bài thuốc đông y tốt và hiệu quả từ các loại thảo dược như: Nhân sâm, bạch quả, tam thất, cây cúc hoa, …

  • Nhân sâm: Nhân sâm được biết đến như 1 tiên dược, có thể chữa trị và phòng ngừa bệnh. Trong đó không thể không kể đến tác dụng đối với tim mạch như bệnh lý động mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim
  • Bạch quả: Bệnh quả được biết đến là một loại thảo dược tốt cho việc giãn nở và tăng lưu lượng máu qua động mạch tĩnh mạch, mao mạch.
  • Tam Thất: Được biết đến trong đông y như một loại thuốc quý. Tam thất có công dụng điều trị co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên…
  • Cây cúc hoa: Là loại thảo dược tốt cho hệ tim mạch

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh?

Cách tốt nhất để phòng bệnh tim mạch là ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Quý vị cũng có thể tham khảo 1 số lời khuyên sau:

  • Không sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, ….
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Theo dõi và kiểm soát tốt lượng choresterol trong máu
  • Kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện ra bệnh sớm và có các phác đồ điều trị phù hợp.
  • Ăn uống lành mạnh; Tránh ăn đồ rán, muối nhiều
  • Năng tập thể dục, vận động để có một hệ thống miễn dịch tốt.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.

Người mắc bệnh tim mạch nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chắc hẳn câu hỏi này rất nhiều người quan tâm, ăn gì để tốt và tránh ăn gì để có hại? Vậy sau đây mời quý đọc giả tham khảo một số gợi ý

Nên ăn

  • Đậu nành: Trong đậu nành có chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tim mạch
  • Trà Xanh: Trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng tốc quá trình phục hồi tim mạch.
  • Các loại rau củ chứa nhiều vitamin, chất xơ: Giúp bồi bổ các khoáng chất cho cơ thể
  • Uống đủ nước: Dù có bệnh hay không bệnh thì chúng ta vẫn nên uống đủ lượng nước cho cơ thể, giúp thải độc tốt, tránh các bệnh.
  • Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ

Kiêng ăn

  • Các sản phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo
  • Thức uống có ga và các chất kích thích;
  • Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp.

Khi mắc bệnh về tim mạch nên dùng tây y hay đông y?

Nhiều quý vị gửi câu hỏi về cho nhà thuốc là nên sử dụng đông y hay tây y sẽ tốt hơn. Nhà thuốc xin được trả lời sơ bộ là cả 2 phương pháp đều tốt, và cũng phải tuỳ vào giai đoạn bị bệnh tim mạch. Trên thực tế thì dù sử dụng theo phương pháp nào, nếu đúng liệu pháp điều trị, khả năng miễn dịch của người bệnh, tính ưa sản phẩm của mỗi người khác nhau, vì vậy mỗi bệnh nhân nên tham khảo sự tư vấn của các y bác sĩ trước khi điều trị

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không có ý bắt bệnh hay khuyên người bệnh làm theo. Để hiểu rõ hơn thì quý vị nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn.

Trên đây là bài viết chia sẻ về bệnh xơ gan, mong rằng những thông tin trên giúp quý vị hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Cảm ơn quý vị đã dành thời gian quan tâm.

Nguồn: https://hoangthaomoc.com.vn/