Cà gai leo là một loại cây thân bụi, sống quanh năm, có tên khoa học là: Solanum procumbens Lour. Cây thường mọc hoang tại nhiều nơi tại Việt Nam, cây có hoa nhỏ màu trắng, thân có nhiều gai nhỏ, quả có màu xanh khi còn non và màu đỏ khi đã chín. Trong cây cà gai leo có chứa rất nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất glycoalcaloid giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, làm giảm nhanh các triệu chứng vàng da, làm giảm xơ gan,… Với nhiều tác dụng có lợi của cây cà gai leo mang lại cho sức khỏe như vậy, thì sử dụng cà gai leo hàng ngày có thực sự tốt?

Đặc điểm nhận dạng cây cà gai leo 

Cà gai leo thường được gọi theo nhiều tên khác nhau tùy theo vùng miễn như: cà quýnh, cà lú, cà gai dây, gai cườm,… Là loại cây thân nhẵn, sống quanh năm, lá mọc so le nhau, mặt trên có nhiều gai nhỏ, mặt dưới có lông màu trắng. Cây thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, với hoa màu trắng nhụy vàng và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12 khi xanh quả có mà xanh còn khi chín quả chuyển sang màu đỏ tươi bòng.

Hình ảnh cây cà gai dại (không phải Cà gai leo)
Hình ảnh cây cà gai dại (không phải Cà gai leo)

Công dụng của cây cà gai leo 

Từ xa xưa cây đã được sử dụng như một vị thướng điều trị các bệnh lý về gan, giúp giải độc rượu bia, giải độc gan.

Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại một số nghiên cứu đã tìm thấy trong cây cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất quý như glycoancaloit, ancaloit, và nhiều các hợp chất khác.

Có khả năng ức chế sự sao chép , làm âm tính virus viêm gan B, phòng chống viêm gan, giải độc tố trong gan. Do đó cà gai leo thường được dùng làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động.

Ngoài những công dụng trên, cà gai leo còn có công dụng chữa bệnh khác như:

  • Chữa tê thấp, nhức mỏi, đau lưng, chữa đau nhức xương, đau lưng, thấp khớp.
  • Giải rượu bia rất tốt.
  • Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, làm hạ đường huyết, bảo vệ tế bào gan.
  • Chữa rắn cắn.
  • Chữa ho gà, suyễn.

Uống nhiều cà gai leo có tốt không? 

Theo nhiều công trình nghiên cứu hiện nay đều cho ra những kết luận rằng chưa có bất kỳ trường hợp nào sử dụng cà gai leo thường xuyên có xuất hiện tác dụng phụ gây hại đến cơ thể như một số thuốc tây. Nên người dùng thường xuyên có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Có thể sử dụng nước cà gai leo thường xuyên mỗi ngày thay thế cho nước uống hoặc thay thế các loại nước trà khác.

Tuy nhiên cũng không nên sử lạm dùng điều này trong chữa bệnh, sử dụng chữa bệnh phải tuân thủ theo liều lượng nhất định, tránh gây ra tác dụng không mong muốn. Bởi vậy trước khi sử dụng mọi người có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ đông y để sử dụng liều lượng phù hợp với bệnh lý của mỗi người.

Hướng dẫn sử dụng cà gai leo đúng cách và hiệu quả 

Có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ đông y trước khi sử dụng hoặc tham khảo mốt số cách sử dụng cà gai leo để mang lại hiệu quả tốt nhất với từng trường hợp người bện:

Cách làm sắc nước uống:

  • Cà gai leo phơi khô, rửa sạch lại bằng nước.
  • Cho vào siêu, đổ nước vào đun sôi.
  • Khi sôi vặn nhỏ lửa tầm 10 phút.
  • Chắt nước ra uống hàng ngày tha nước lọc hoặc các loại trà.

Cách hãm nước uống:

  • Cà gai leo rửa sạch sau đó trụng qua một lần nước sôi.
  • Thêm lượng nước đủ dùng vào hãm trong 30 phút ở trong bình giữ nhiệt.
  • Dùng uống hàng ngày.

Các dạng cà gai leo được bán trên thị trường hiện nay 

Với nhiều công dụng mà cà gai leo mang lại cho sức khỏe như vậy, nhiều nhà sản xuất đã nghiên cứu và cho ra nhiều sản phẩm về cà gai leo khác nhau, trong đó phải kể đến:

  • Cao khô cà gai leo: Sau khi được nấu cô đặc dưới dạng cao lỏng, được đưa đi sấy để tạo thành cao khô dạng bột, vẫn giữ nguyên được mùi thơm đặc trưng của cà gai leo. Loại bào chế này có thể sử dụng uống trực tiếp hoặc sử dụng làm thành phần nguyên liệu trong các loại thực phẩm chức năng.
  • Cà gai leo sao vàng: Khi cà gai leo thu hái thô về được đưa vào máy sao vào để bảo quản khỏi các nấm mốc. Sản phẩm này sử dụng để pha nước uống hàng ngày.
  • Dạng trà túi lọc cà gai leo: Được dùng nguyên liệu chính là cà gai leo sấy khô, xay nhỏ đựng trong từng túi lọc nhỏ. Sản phẩm dạng nay được sử dụng để hãm lấy nước uống hàng ngày.
  • Dạng cao lỏng/đặc: Sau khi sơ chế xong, được đưa trực tiếp vào quy trình nấu cao theo mô hình khép kin, đảm bảo sản phẩm cô đặc, giữ được dược tính mạnh, vẫn giữ được mùi thơm của cà gai leo. Sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp hoặc pha với nước ấm.
Cây cà gai leo
Cây cà gai leo đang bán trên thị trường và Hoàng Thảo Mộc đang trồng

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leo 

Bài thuốc chữa phong thấp bằng cà gai leo: 

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: 20g cà gai leo, 20g rễ cây tầm xuân, 20g vỏ chân chim, 20g rễ cỏ xước, 20g dây mấu, 20g rễ đau xương. Tất cả cùng bỏ vào nồi sắc lên và sử dụng hết trong ngày. Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống ung thư gan bằng cà gai leo Với bài thuốc này cần chuẩn bị: 30g cà gai leo, 10g dừa cạn, 10g diệp hạ châu. Tất cả nguyên liệu trước khi sắc đều cần phải được sao vàng lên. Uống mỗi ngày một thang thuốc theo chỉ dẫn cho đến khi tình trạng bệnh được thuyên giảm.

Phòng bệnh về gan bằng cà gai leo:

Cho 30g cà gai leo vào trong 1 lít nước và đêm nấu cho đến khi còn khoảng 300ml nước là được. Phần sắc xong sẽ chia thành 3 phần và uống 3 lần trong ngày.

Chữa rắn cắn bằng cà gai leo:

Sử dụng khoảng 30g rễ cà gai leo giã nhỏ rồi cho vào với khoảng 200 ml nước. Sau đó, cho người bị rắn cắn uống nước 2 lần một ngày. Đến ngày thứ 2 thì sẽ sắc khoảng 30g rễ cà gai leo đã sao vàng. Phần thuốc này sẽ được sử dụng 2 lần trên ngày. Liên tục như vậy từ 3 đến 5 ngày sẽ khỏi hẳn. 

Giải rượu bằng cà gai leo:

Để giải rượu bằng cà gai leo bạn sử dụng 50g cà gai leo đã phơi khô đem pha với nước nóng rồi uống thay cho nước thông thường. Nhờ công dụng giải độc mà cách này sẽ giúp người say rượu được giải độc gan mà lại nhanh tỉnh rượu.

Cà gai leo chữa ho, ho gà:

Lấy 10g rễ cà gai leo và 30g lá chanh cho vào nồi nấu lên trong nước và sử dụng khoảng 2 lần trong ngày. Mỗi ngày đều áp dụng công thức trên cho đến khi khỏi hẳn.

Điều trị sưng chân răng với cà gai leo:

Trộn 4g cà gai leo tán nhỏ cùng với sáp ong, tất cả đem đốt lên và xông khói vào chân răng. Bằng cách này sử dụng 1 lần 1 ngày sẽ giúp cho chân răng nhanh khỏi sau vài ngày sử dụng.

Cà gai leo là một thảo dược đã được các nhà nghiên cứu kiểm nghiệm và có rất nhiều công trình cho ra kết quả trong việc điều trị các bệnh cho cơ thể. Hi vọng rằng với bài viết này của Nhà Thuốc Thân Thiện chia sẽ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về cây cà gai leo, một loại dược liệu quý của Việt Nam và biết sử dụng đúng cách hơn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho con người. 

Nguồn: https://hoangthaomoc.com.vn/