Bệnh mất ngủ là một trong những căn bệnh phổ biến trong xã hội đặc biệt là ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều người trẻ tuổi và trung niên bị mắc bệnh lý này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mất ngủ nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe một cách nghiêm trọng. Vậy mất ngủ là gì? Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ (hay còn được gọi là khó ngủ) là một chứng bệnh, là một rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người. Mất ngủ bao gồm các trạng thái như ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ, vẫn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi thức dậy và khó đi vào giấc ngủ.

Theo nghiên cứu, giấc ngủ của người trưởng thành phải đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể là thời gian ngủ phải đủ 7 – 8 tiếng và phải đảm bảo ngủ sâu, cảm thấy sảng khoái và thoải mái sau khi thức giấc.

Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?

Mất ngủ dù là mất ngủ cấp tính hay mạn tính đều để lại những hậu quả rất khó lường và nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người. Mất ngủ sẽ làm cơ thể mất tập trung, chậm chạp và gặp khó khăn khi làm việc và giảm hoạt động của não bộ khiến suy giảm trí nhớ. Từ đó sẽ làm giảm hiệu suất của công việc, không những vậy nó còn khiến cơ thể căng thẳng và làm tăng tình trạnh viêm do mụn, làn da hình thành nếp nhăn sớm hơn. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp do kích tố căng thẳng tăng khi thiếu ngủ dẫn đến sự gia tăng huyết áp tạm thời và vĩnh viễn sau một thời gian. Ngoài ra thiếu ngủ cũng ảnh hưởng tới hệ thần kinh bởi nó khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, huyết áp tăng, mạch máu co lại tạo áp lực cho tim và gây tác động xuất đến mạch máu và tim mạch. Thiếu ngủ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà nó còn khiến việc cơ thể tăng cân do cơ thể căng thẳng mệt mỏi khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.

Dưới đây là một số tác hại nổi bật mà mất ngủ gây ra:

  • Gây ảo giác, rất nguy hiểm khi tham gia giao thông
  • Nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn
  • Da khó lành và dễ lão hóa hơn
  • Khả năng tăng cân tăng cao
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường
  • Phản ứng chậm
  • Tăng nguy cơ bị trầm cảm
  • Tâm trạng khó chịu và cáu kỉnh, tâm trạng khó kiểm soát

Nguyên nhân của bệnh mất ngủ

Mất ngủ có được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm hai nguyên nhân lớn là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất về nguyên nhân chủ quan:

Đây được xem là nguyên nhân bắt nguồn thực nội tại của mỗi người, nó có thể là tuổi tác, giới tính thậm chí là những bệnh mà mỗi người đang gặp phải.

Bệnh mất ngủ là gì? Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?
Bệnh mất ngủ là gì? Mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

Tuổi tác: Khi già đi giấc ngủ của con người thường trở nên ít hơn, tuổi tác càng cao thì sự mệt mỏi xuất hiện càng nhiều thường là sớm hơn vào buổi tối và vào buổi sáng mỗi khi thức dậy. Ở người già chức năng của cơ quan nội tạng bị suy giảm, hoạt động kém hơn khiến cho nhu cầu và thời gian giấc ngủ bị suy giảm.

Yếu tố sinh lý như phụ nữ mãn kinh, phụ nữ mang thai, phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn tính, người bị sốt, viêm đau. Nguyên nhân khiến cho đối tượng này dễ bị mất ngủ là bởi sự thay đổi hoocmon trong cơ thể nên ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Đã có nhiều trường hợp phụ nữ sau khi sinh bị mất ngủ do mắc bệnh trầm cảm hoặc do áp lực cuộc sống.

Yếu tố về bệnh lý bao gồm chứng mất ngủ không rõ nguyên nhân, do chất kích thích, do các bệnh lý tâm thần, bệnh lý nội khoa. Rối loạn sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu lan tỏa, stress, sa sút trí tuệ, trầm cảm, hưng cảm,… những bệnh lý này có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Ngoài ra khi bị mắc các bệnh lý nội khoa chúng có thể gây cho bạn những cơn đau nhức khiến bạn trở nên mệt mỏi từ đó dẫn đến ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn. Không những vậy mất ngủ có thể được gây ra bởi tiền sử mắc bệnh không rõ nguyên nhân, điều này khiến cho chứng mất ngủ khó có thể giải quyết được tận gốc.

Thứ hai về nguyên nhân khách quan:

Là những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài tới cơ thể con người.

Môi trường sống là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ mà bạn đang gặp phải. Trong môi trường sống yếu tố tiếng ồn được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị mất ngủ.

Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của bạn. Khi bạn có chế độ ăn uống và thành phần dinh dưỡng cũng như lối sống sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.

Sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, nicotine, rượu và các loại đồ uống chứa caffeine khiến cản trở giấc ngủ. Mọi người thường thấy khi uống rượu khiến ta dễ chìm vào giấc ngủ như nó lại ngăn chặn các giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ và gây ra sự thức giấc vào giữa đêm.

Khi bạn sử dụng một số loại thuốc như thuốc hen, huyết áp, chống trầm cảm, giảm đau, dị ứng cũng ảnh hưởng một phần tới chất lượng của giấc ngủ.

Thiếu vận động hoặc ít vận động cũng có thể cản trở giấc ngủ ngon.

Với sự phát triển của xã hội hiện nay con người thường bị áp lực từ công việc, tình yêu, gia đình và các mối quan hệ xã hội khiến bạn phải lo toan, stress, suy nghĩ, mất cân bằng tâm lý khiến chúng ta bị khó ngủ và khó ngủ trong thời gian dài sẽ phát triển thành bệnh.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ đó là phòng ngủ. Phòng ngủ quá ẩm thấp hoặc nhiệt độ cao cũng khiến cho cơ thể không thoải mái khi ngủ.

Việc thay đổi lịch làm việc, thói quen không đi ngủ đúng giờ, ngủ quá nhiều vào ban ngày, thường xuyên thức khuya hay vận động quá mạnh trước khi đi ngủ khiến cho bạn không muốn ngủ nữa và lâu dần trở thành mất ngủ.

Biểu hiện của bệnh mất ngủ

Biểu hiện của bệnh mất ngủ được thể hiện qua các triệu chứng sau:

Lo lắng liên tục vào giấc ngủ

Khó ngủ vào ban đêm

Tỉnh giấc vào ban đêm

Thức dậy quá sớm vào buổi sáng

Mệt mỏi ban ngày

Buồn ngủ ban ngày

Trầm cảm, lo lắng hoặc khó chịu

Không tập trung, dễ bị tăng lỗi hoặc tai nạn

Các chứng mất ngủ

Dựa vào thời gian mất ngủ ta có thể chia chứng mất ngủ thành hai dạng chính là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính.

Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ tạm thời, xảy ra trong thời gian ngắn có thể là một vài đêm hoặc 1 vài tuần. Nguyên nhân của chứng mất ngủ này có thể là do lối sinh hoạt không điều độ, các biến cố trong cuộc sống, ảnh hưởng từ một số bệnh hoặc cũng có thể do không gian sống không thoải mái. Tình trạng này rất hay gặp và chiếm trung bình khoảng 30 – 40% dân số.
Mất ngủ mạn tính là tình trạng mất ngủ trong thời gian dài, đa số là kéo dài trên một tháng. Người bị mất ngủ mạn tính thường mất ngủ từ 30 – 90 phút mới có thể ngủ lại được, ngày chỉ ngủ được từ 3 – 4 tiếng. Mất ngủ mãn tính có thể bắt nguồn từ những ảnh hưởng của các loại thuốc đang sử dụng hoặc các chất kích thích hoặc có thể từ một số bệnh lý như tâm thần, thực thể,…

Các trường hợp dễ mắc bệnh mất ngủ

Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ cao bị mất ngủ:

Người cao tuổi (trên 60 tuổi): độ tuổi cao khiến thay đổi về sức khỏe cũng như về giấc ngủ.

Nữ giới: trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai và giai đoạn mãn kinh khiến lược hoocmon bị thay đổi, khiến nữ giới bị bốc hỏa, mệt mỏi cản trở tới giấc ngủ.

Rối loạn sức khỏe tâm thần hoặc tình trạng sức khỏe gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất nên dẫn đến gián đoạn giấc ngủ.

Người thường xuyên có công việc, lịch trình làm việc thay đổi.

Người bị áp lực của công việc, căng thẳng và áp lực.

Các biện pháp phòng ngừa và điều trị mất ngủ

Thói quen ngủ tốt có thể giúp ngăn ngừa chứng mất ngủ và thúc đẩy giấc ngủ ngon:

Giữ thời gian đi ngủ và thời gian thức nhất quán từ ngày này sang ngày khác, kể cả cuối tuần.

Thay đổi tư thế ngủ, cách ngủ

Kiểm tra thuốc để xem nếu chúng có thể góp phần vào chứng mất ngủ.

Hoạt động thường xuyên giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon.

Tránh hoặc hạn chế cafein và rượu, và không sử dụng nicotine.

Tránh các bữa ăn lớn và đồ uống trước khi đi ngủ.

Tránh hoặc hạn chế ngủ trưa.

Tạo một nghi thức thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.

Bên cạnh thay đổi các thói quen sống ta cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Phương pháp đông y: Phương pháp chữa mất ngủ bằng đông y hiện đang là sự lựa chọn của nhiều người. Đây là một trong những phương pháp lâu dài, an toàn nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho bệnh nhân mà không để lại tác dụng phụ. Chữa mất ngủ, khó ngủ bằng đông y với các phương pháp như: bấm huyệt, châm cứu, kê đơn bốc thuốc theo tình trạng bệnh…

Phương pháp điều trị bệnh bằng y học hiện đại: Khi có dấu hiệu bị mất ngủ bạn nên đến bệnh viện, các trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa uy tín chất lượng…vv để thăm khám tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời. 

Phương pháp ngồi thiền: Hiện nay ngoài phương pháp chữa chứng mất ngủ bằng đông y-tây y thì rất nhiều người đã tìm đến một phương pháp khác đó là ngồi thiền hay ngủ thiền. Với phương pháp này người bệnh sẽ không phải uống thuốc hay châm cứu hay bấm huyệt mà là phương pháp trị liệu hoàn toàn là tự nhiên. Khi áp dụng cách này cơ thể bạn sẽ tự động hấp thụ trực tiếp năng lượng tươi mới từ vũ trụ bỏ những chất phế thải ra bên ngoài.

Với nguyên lý này sẽ nhanh chóng đưa cơ thể bạn về trạng thái cân bằng trong việc dưỡng thần, giải tỏa căng thẳng, áp lực giúp bạn xua tan mệt mỏi. Để có một giấc ngủ ngon bạn nên sinh hoạt, làm việc điều độ, lành mạnh, nên áp dụng các liệu pháp từ thiên nhiên, các môn tập thiền định khí công, Yoga có lợi cho sức khỏe.

Nguồn: https://hoangthaomoc.com.vn/

Từ khóa: ,